Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Trong đó, đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng.

khang thuoc

khang thuoc

Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Trong đó, đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê cho thấy mỗi năm có hàng triệu người chết do kháng thuốc, trong đó 1,4 triệu trẻ em và phải chi hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Trong đó, đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng.
 
Cục Khám Chữa bệnh cho biết, năm 2011, toàn cầu có khoảng 64.000 trường hợp lao đa kháng thuốc (MDR – TB). Trong khi đó, tại Việt Nam vào năm 2015 vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc. Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới (khoảng 4.800 bệnh nhân) và chiếm 19% trong số bệnh nhân lao điều trị lại (khoảng 3.400 bệnh nhân).
 
Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.
 
Theo báo cáo năm 2013 của World Crisis, trung bình mỗi nước mất từ 0,4-1,6% GDP quốc gia cho phòng chống kháng thuốc.
 
Đáng báo động ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong các bệnh viện đã có vi khuẩn biến đổi gen đa kháng với carbapenem thế hệ mới.

Sử dụng kháng sinh tùy tiện

nguyên nhân khiến cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở nước ta là do: nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng sinh và kháng thuốc còn hạn chế, sử dụng kháng sinh ngay cả khi không có chỉ định.

Do việc sử dụng kháng sinh tùy tiện khi không có đơn của bác sĩ, người dân có thể tự ý mua kháng sinh ở các hiệu thuốc. Không ít dược sĩ bán thuốc không đúng quy định. Do các bác sĩ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp hoặc lạm dụng kháng sinh đắt tiền, thế hệ mới.

Do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích kích thích tăng trưởng đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.

Trước thực trạng kháng kháng sinh báo động hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới đề ra khẩu hiệu “không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa” nhằm kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam.

Đồng thời để ngăn ngừa tình trạng này,  mỗi người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và sử dụng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người nông dân sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Các cán bộ y tế tuân thủ đúng các hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn.

Nguồn tin: moh.gov.vn